QA là gì? QC là gì? Sự khác nhau giữa QA và QC trong lập trình

Ứng dụng của các phần mềm trong đời sống, công việc của chúng ta đang ngày càng nhiều hơn và bên cạnh đó, rất nhiều người muốn tìm hiểu về quá trình tạo ra những phần mềm như vậy. Đối với những ai yêu thích việc tìm hiểu các quy trình xây dựng và thiết kế phần mềm thì chắc chắn các thuật ngữ QAQC sẽ là điều mà các bạn cần đặc biệt quan tâm. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về QA, QC cũng như sự khác nhau của chúng trong khi lập trình.

Những điều cần biết về QA

Những điều cần biết về QA.
Những điều cần biết về QA.

QA là gì ?

Trước hết, điều có những thông tin cơ bản, hữu ích nhất về thuật ngữ QA thì chúng ta cần biết QA là gì? QA là một thuật ngữ viết tắt cho cụm từ Quality Assurance, đây là những người có trách nhiệm trong công việc kiểm tra, đảm bảo chất lượng của các sản phẩm đầu ra trong các quy trình làm việc.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, QA là người có trách nghiệm đảm bảo chất lượng công việc trong suốt các dự án lớn nhỏ. Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo chất lượng dự án trong quá trình thực hiện mà công việc của QA còn cần thực hiện trong cả khi test sản phẩm.

Nhiệm vụ thực hiện bởi QA

Như đã nói, về cơ bản thì công việc của QA chính là theo dõi, đảm bảo chất lượng của công việc trong suốt quá trình thực hiện cũng như test sản phẩm. Trên thực tế, nhiệm vụ mà QA cần thực hiện trong các dự án đó là:

–        Xây dựng kế hoạch phát triển của dự án. Tuy theo từng dự án, từng sản phẩm khác nhau mà một QA cần đưa ra kế hoạch phát triển cụ thể và phù hợp. Quy trình xây dựng, phát triển dự án này cần được dựa trên các cơ sở là Agile và V- model. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể sử dụng các mẫu quản lý được xây dựng sẵn chẳng hạn như ISO hoặc CMMI.

–        Lựa chọn hệ thống tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn. Trong một dự án, để có thể thực hiện một cách thành công, hiệu quả thì chúng ta sẽ cần tới một số các tài liệu, biểu mẫu cũng như những hướng dẫn cụ thể, cần thiết cho công việc và đây cũng là nhiệm vụ mà QA cần phải thực hiện tốt. Để thực hiện tốt các công việc này thì QA có thể sử dụng một số các phần mềm quản lý công việc giúp đơn giản hóa và tăng tốc quy trình.

–        Theo sát, nhắc nhở đội ngũ nhân viên trong quá trình thực hiện dự án. Đối với các dự án lớn, có thời gian kéo dài thì có thể đội ngũ nhân viên sẽ không giữ được tinh thần, tuân thủ các quy tắc của dự án. Vì thế, QA chính là những người cần phải theo sát, nhắc nhở họ tuân thủ chính xác những quy định đã được đề ra trước đó để có thể đảm bảo công việc.

–        Thực hiện những thay đổi, cải tiến khi cần thiết. Không chỉ cần có các kế hoạch tốt khi mới bắt đầu dự án, để đảm bảo công việc được tiến triển tốt cũng như tạo ra được kết quả như mong muốn thì chúng ta còn cần phải đưa ra những cải tiến, thay đổi hợp lý. Điều này không thể thực hiện ngay lập tức mà chúng ta chỉ có thể phát hiện ra những lỗi sai. Điểm chưa hợp lý trong quá trình làm việc, vì thế nên QA cần có sự linh hoạt, ứng biến kịp thời để đưa ra những sự điều chỉnh hợp lý.

Các kỹ năng, yếu tố cần thiết để cho QA

Chắc chắn QA là một yếu tố rất quan trọng trong các dự án lớn nhỏ, vì thế nên đương nhiên để có thể hoàn thành tốt công việc của một QA thì cần có rất nhiều yếu tố, kỹ năng cần thiết. Về cơ bản, các yếu tố cần thiết nhất để tạo lên một QA tốt, hiệu quả công việc cao đó là:

–        Một QA cần được đào tạo tốt về mặt chuyên môn cũng như trang bị đầy đủ các kiến thức về lĩnh vực lập trình. Đối với công việc của một QA, kiến thức quan trọng nhất là phải thật rộng, đa dạng, điều này quan trọng hơn so với việc hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Công việc của QA đó là quản lý, giám sát, đảm bảo chất lượng công việc, vì thế nên họ không nhất thiết cần hiểu biết quá sâu hay tham gia vào công việc đó. Vậy nên, điều cần thiết nhất đó là hiểu biết rộng về nhiều công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như kiến thức lập trình.

–        Hiểu rõ về hệ thống phần mềm và đặc biệt là chuyên ngành của QA. Trong quá trình thử nghiệm, test sản phẩm, các QA sẽ cần tới sự trợ giúp rất nhiều của các phần mềm, ứng dụng chuyên ngành. Vì thế nên, các QA cần phải hiểu rất rõ về hệ thống phần mềm, ứng dụng chuyên ngành của họ để thực hiện tốt, hiệu quả công việc.

–        Sở hữu tư duy sáng tạo, linh hoạt. QA là người đưa ra kế hoạch, duy trì, định hướng hoạt động của cả nhóm trong quá trình làm việc, vì thế nên có thể nói rằng họ là những người dẫn dắt toàn bộ nhân viên trong dự án. Do đó, những người này cần có tư duy sáng tạo, linh hoạt để có thể đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý nhất trong khi làm việc.

–        Kỹ năng giao tiếp cũng là một phần không thể thiếu đối với các QA bởi kỹ năng này sẽ giúp cho họ có thể trao đổi trực tiếp, hiệu quả, thấu đáo với các đồng nghiệp, nhân viên. Từ đó, họ sẽ có thể truyền đạt được những ý tưởng, kế hoạch cho dự án.

Những điều cần biết về QC

Những thông tin cần biết về QC.
Những thông tin cần biết về QC.

QC là gì?

Bên cạnh QA, chúng ta cũng cần biết về QC bởi đây cũng là một thành phần không thể thiếu trong các dự án công nghệ thông tin. QC là viết tắt của cụm từ Quality Control, đây là một trong những bộ phận quan trọng và cần thiết trong khâu kiểm tra, kiểm duyệt chất lượng sản phẩm. Tất cả các sản phẩm trong quá trình sản xuất, xây dựng và hoàn thiện đều cần có sự kiểm duyệt của QC.

Các hoạt động của bộ phận QC sẽ được tiến hành song song, đi kèm với từng quá trình hoạt động của một dự án. Vì thế, QC chính là những người trực tiếp test thử sản phẩm và đồng thời đưa ra những nhận định, phát hiện những lỗi sai, chưa hợp lý giúp đội ngũ nhân viên đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Nhiệm vụ thực hiện bởi QC

Trên thực tế, thông thường sẽ có rất nhiều người nhầm lẫn giữa QAQC bởi lẽ công việc chính của họ điều là kiểm tra, đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, thực ra thì QC luôn có những yếu tố, đặc điểm riêng khác hẳn với QA. Trong các dự án công nghệ thông tin, lập trình, nhiệm vụ chính là QC thực hiện đó là:

–        Phân tích, tìm hiểu cụ thể về hệ thống công việc, tìm kiếm các thông tin, tài liệu hữu ích cho quá trình xây dựng, thiết kế. Bên cạnh đó, QC còn là bộ phận sẽ trực tiếp tham gia test, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi bàn giao cho các khách hàng. Vì thế công việc của QC sẽ rất quan trọng, giúp cho các sản phẩm luôn được đảm bảo hoàn thiện, không có lỗi trước khi tới với khách hàng.

–        Sử dụng các công cụ kiểm tra( test tool) cũng như lên kế hoạch kiểm thử trong các dự án.

–        Ngoài ra, các QC cũng cần phải hợp tác với các nhân viên, đội ngũ lập trình để có thể sửa các lỗi của sản phẩm sau khi đã kiểm tra và tìm được chúng.

Nhìn chung, công việc của một QC sẽ xoay quanh việc test sản phẩm, kiểm tra và tìm kiếm lỗi đồng thời tham gia vào quá trình fix bug. Hoạt động này không yêu cầu nhân viên QC có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực công nghệ thông tin tuy nhiên họ cần có khả năng phối hợp, làm việc tốt với các nhân viên lập trình.

Các kỹ năng cần thiết cho một QC khi làm việc

Tùy theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của công việc đó mà người làm cần có những yếu tố, kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng, nếu bạn làm QC tại công ty lập trình phần mềm, ứng dụng di động hàng đầu như groovetechnology thì các yếu tố về ngôn ngữ lập trình, trải nghiệm cuối của end user,… là những điều bạn cần phải quan tâm nhất. QC là một trong những công việc đặc biệt, yêu cầu khá cao để có thể thực hiện tốt. Để trở thành một QC giỏi, có khả năng hoàn thành tốt công việc thì chúng ta cần sở hữu những kỹ năng như:

–        Có hiểu biết, kiến thức rộng, chắc chắn về lĩnh vực, sản phẩm mà mình tham gia hoạt động. Để có thể kiểm tra chất lượng, khả năng hoạt động của một sản phẩm thì chúng ta luôn cần những kiến thức cần thiết về lĩnh vực hay sản phẩm đó. Chỉ có như vậy một QC mới có thể tìm được lỗi cũng như phối hợp tốt với người lập trình để sửa chữa chúng.

–        Sự chính xác, kỹ càng, cẩn thận cũng là một đức tính cực kỳ quan trọng của các QC. Thông thường, các sản phẩm khi tới tay các nhân viên QC kiểm tra đã điều được test trước đó, vì thế nên các lỗi nhỏ, dễ nhận biết đã điều được phát hiện và sửa chữa. Vậy nên để có thể tìm kiếm và phát hiện ra những lỗi khó nhận biết hơn thì yêu cầu tối thiểu ở một người làm QC đó là sự cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối trong công việc để không bỏ qua bất cứ một sai sót nào.

–        Trong số các yếu tố quan trọng nhất của một QC cần có thì chắc chắn kỹ năng giao tiếp là một điều không thể thiếu. Lý do đơn giản là bởi công việc của QC không thể thực hiện một cách độc lập mà cần phải phối hợp tốt với đồng nghiệp, vì thế kỹ năng giao tiếp sẽ là điều vô cùng cần thiết để giúp họ trao đổi thông tin hiệu quả, mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

–        Ngoài ra, khả năng ứng biến, xử lý tình huống tốt luôn là điều mà các QC cần phải có bởi trong quá trình làm việc, chúng ta hoàn toàn có thể gặp những lỗi phát sinh bất cứ lúc nào. Trong trường hợp đó, QC cần thật sự bình tĩnh và đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục sự cố.

Những điểm khác nhau cơ bản giữa QA và QC

Phân biệt QA và Qc qua những đặc điểm khác biệt.
Phân biệt QA và Qc qua những đặc điểm khác biệt.

Thông thường, chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa QAQC bởi lẽ công việc của hai bộ phận này khá giống nhau trong các dự án lập trình, thậm chí các nhân viên tại Color World Web Design cho biết một số thực tập sinh hay nhân viên mới tại đây cũng không thể phân biệt được 2 định nghĩa này và thường bị nhầm lẫn trong quá trình làm việc, người trong ngành còn không hiểu thì làm sao người khác có thể biết hết được. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì chắc chắn bạn sẽ nhận ra rằng giữa hai công việc này luôn có những sự khác biệt rất đáng kể. Giữa QAQC, chúng ta có thể nhận thấy một vài điểm khác biết rất rõ ràng như sau:

–        Trong quá trình thực hiện sản phẩm, nhiệm vụ chính của QA đó chính là ngăn chặn trước những sai lầm, khuyết điểm trên sản phẩm. Đối với một QC thì mục tiêu chính của họ lại là tìm kiếm những lỗi đã xuất hiện và khắc phục chúng.

–        Đối với một sản phẩm, công việc của QA đó là quản lý, định hướng chất lượng, trong khi đó nhiệm vụ của QC lại là kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm.

–        QA chỉ thực hiện những công việc quản lý, kiểm tra mà không tham gia trực tiếp vào quá trình lập trình, tuy nhiên đối với QC thì họ cần tham gia vào khâu lập trình để khắc phục, sửa lỗi.

–        Bộ phận QA giúp cho đội ngũ nhân viên định hướng được công việc của họ, giúp họ đi đúng hướng, mục tiêu đã đề ra. Đối với QC thì nhiệm vụ của họ lại là kiểm tra kết quả sản phẩm và đảm bảo rằng chúng đáp ứng được mục đích ban đầu.

–        Công việc của QA đó là đảm bảo sự chuẩn mực trong kế hoạch, phương pháp thực hiện của dự án. Công việc của QC mang tính kiểm duyệt, đảm bảo rằng những chuẩn mực, quy tắc đã đề ra sẽ được áp dụng trong sản phẩm.

Bạn có thể thấy rằng, QAQC đều là những công việc, bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện một dự án sản phẩm công nghệ thông tin. Cả hai bộ phận này đều có mục đích cuối cùng là tạo ra được sản phẩm đúng với yêu cầu của khách hàng, đặt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên, mặc dù QAQC có mối liên hệ trực tiếp, khăng khít với nhau nhưng giữa chúng luôn có những sự khác biệt. Để hiểu sâu hơn kiến thức về phần mềm bạn có thể tham khảo tại blog https://mona.software/.