Hosting là gì? Tổng hợp thông tin cần biết khi mua hosting

Hosting là một trong những yếu tố không thể thiếu khi xây dựng một website hoàn chỉnh. Vậy Hosting là gì? Hosting sẽ hoạt động như nào? Lý do tại sao cần phải mua hosting? Tất cả những thắc mắc về hosting sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây!

Hosting là gì?

Hosting là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu trực tuyến.Chính là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ một máy chủ. Dịch vụ Hosting nghĩa là thuê một không gian nhỏ trên server để lưu trữ file và dữ liệu, nội dung,… trên chính không gian này.

Giả sử: Website là một ngôi nhà, còn domain chính là địa chỉ nhà thì hosting chính là miếng đất của ngôi nhà đó. Vì vậy, để xây dựng được website thì bạn bắt buộc phải mua đất trước.

Các loại hosting phổ biến?

Các loại hosting phổ biến?

Shared Hosting

Hình thức hosting phổ biến và cơ bản nhất có lẽ chính là lưu trữ chia sẻ trên mạng (Shared Hosting). Đây là một loại hosting có giá rẻ nhất và cũng tương đương với giá thành, hiệu suất không thể so bằng với những loại hosting khác.

VPS hosting

VPS (Virtual Private Server) hosting là một loại web hosting cũng dùng chung server với người dùng khác, tuy nhiên, điểm khác biệt so với shared hosting đó chính là nhà cung cấp web hosting của bạn sẽ phân chia phân vùng trên server cho riêng bạn. Có nghĩa là trên một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập, với bộ nhớ và sức mạnh vi xử lý riêng chỉ cho bạn thôi. VPS hosting phù hợp với những doanh nghiệp cỡ vừa và các website đang có phát triển nhanh chóng.

Dedicated Server Hosting

Với hosting máy chủ vật lý, bạn sẽ có toàn bộ quyền kiểm soát toàn bộ máy chủ. Điều này mang đến cho bạn nhiều lợi thế, nhưng nó cũng sẽ khiến chi phí cao và việc sử dụng sẽ phức tạp hơn. Khi bạn có toàn quyền truy cập trực tiếp và đầy đủ vào hệ thống máy chủ đang chạy website của mình, bạn sẽ có thể cài đặt bất cứ loại phần mềm thích hợp nào mà bạn mong muốn, thay đổi hệ điều hành hoặc trình thông dịch ngôn ngữ, chỉnh sửa cài đặt cấu hình.

Cloud server hosting ( cloud hosting)

Cloud hosting là gì? Nó chính là một giải pháp đáng tin cậy nhất trên thị trường, vì nó hoàn toàn không có downtime. Với cloud hosting, nhà cung cấp của bạn có 1 bộ các server. Files và tài nguyên sẽ được phân phối trên các server. Khi một trong các server cloud bị quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề nào đó, traffic của bạn sẽ được tự động được chuyển tới và xử lý tại server khác của cluster server đó.

Hosting hoạt động như thế nào?

Hosting hoạt động như thế nào?

Phía nhà cung cấp

Ở phía nhà cung cấp dịch vụ web hosting ví dụ như hosting mona sẽ có trách nhiệm chuẩn bị một hệ thống server lưu trữ cho người thuê hosting. Thông thường thì các gói hosting tại thị trường Việt Nam sẽ được tạo ra bằng cách chia sẻ tài nguyên của server đích thành những không gian lưu trữ nhỏ hơn.

Nhà cung cấp sẽ tiến hành cấu hình và chia nhỏ dịch vụ hosting của họ ra thành nhiều gói khác nhau theo cấp bậc tăng dần. Mỗi loại gói sẽ đi kèm với một khoản chi phí tương ứng. Trong quá trình sử dụng dịch vụ hosting, nếu người thuê có nhu cầu nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển thì nhà cung cấp sẽ tiến hành điều chỉnh sao cho phù hợp.

Phía người dùng

Về phía người sử dụng dịch vụ hosting, họ chỉ cần tiến hành upload các file và dữ liệu liên quan lên không gian lưu trữ của mình sau đó cấu hình hoạt động sao cho phù hợp.

Thông thường, web hosting sẽ được thuê dùng để lưu trữ trang web. Trong trường hợp này, người thuê sẽ tiến hành việc xây dựng trang web và điều chỉnh để website phù hợp nhất với mục đích ban đầu, có thể là kinh doanh, blog, tin tức,…

Lý do cần phải mua hosting là gì?

Nếu bạn muốn kinh doanh online trên Website và các vấn đề liên quan đến website thì không thể nào không mua hosting. Nếu không có dịch vụ hosting thì website của bạn chỉ một mình bạn truy cập và thấy được. Khi sử dụng dịch vụ hosting thì trang web của bạn sẽ được nhiều người biết đến thông qua tên miền (domain) hoặc địa chỉ IP chính xác.

Tham khảo: Dịch vụ mua domain đẹp tại nhà cung cấp Mona Media

Ngoài ra, khi website hoạt động bạn cũng có thể tận dụng chạy quảng cáo Google Ads và thực hiện SEO để tiếp cận đến nhiều khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của bạn nhiều hơn.

Các thông số cần biết trong hosting là gì?

Các thông số cần biết trong hosting 

Disk Space (Dung lượng)

Bất kỳ gói Hosting nào cũng sẽ có thông số này, đây là một thuật ngữ chỉ sức chứa của Hosting, tương tự như dung lượng của ổ cứng trên máy tính hoặc USB của bạn vậy. Mỗi gói Hosting sẽ có một dung lượng khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có toàn quyền Up/Down file và mã nguồn lên gói Hosting này với điều kiện không vượt quá giới hạn của nó.

Bandwidth (Băng thông)

Băng thông là tổng lưu lượng Up/Down File của Hosting trong vòng một  tháng. Khi số băng thông khả dụng của Hosting quá giới hạn trong một tháng, Website của bạn sẽ báo lỗi 502 Service Temporarily Overloaded. Chính vì vậy  bạn phải tính toán hợp lý lượng người truy cập Website trong tháng để lựa chọn Hosting có băng thông nhiều hay ít. Hoặc bạn có thể tham khảo các gói Hosting với băng thông không giới hạn.

Parked Domain

Chính là số tên miền chạy song song với tên miền chính trên Hosting của bạn. Nó dùng cùng tài nguyên dữ liệu Host (cùng một source web) với tên miền chính. Khi người dùng vào tên miền park domain hoặc tên miền chính thì chúng đều trả về một website duy nhất có nội dung giống y như nhau.

Addon Domain

Là số tên miền bổ sung được thêm vào dịch vụ Hosting của bạn. Với Addon Domain, Hosting của bạn sẽ bị cắt nhỏ ra thành nhiều Hosting nhỏ hơn nhằm đáp ứng với số lượng Addon Domain đó. Bạn có thể dùng riêng tài nguyên dữ liệu Host (khác source web) với tên miền chính => Bạn sẽ có một website mới hoàn toàn, tuy nhiên Hosting của bạn sẽ phải gồng gánh nhiều hơn bởi vì bị cắt nhỏ từ dung lượng cho đến Ram và CPU. Vì thế nếu bạn sử dụng chức năng này thì yêu cầu gói Hosting cần phải có dung lượng lớn và cấu hình mạnh mẽ.

Subdomain (tên miền con)

Khi bạn muốn phát triển thêm một lĩnh vực hoặc một chuyên mục mới trên website thì hãy dùng chức năng này. Ví dụ như tên miền chính là digistar.vn thì sub domain có thể là bitcoin.digistar.vn hay batdongsan.digistar.vn. Thường thì các nhà cung cấp Hosting sẽ không giới hạn số subdomain nên bạn có thể tạo bao nhiêu tùy thích.

Tài khoản Email

Là số tài khoản Email khả dụng dựa theo tên miền chạy trực tiếp trên Hosting. Vì đây là Email theo Hosting nên chúng không được đánh giá cao, thường có dung lượng thấp, dễ bị vào blacklist và kém ổn định.

Tài khoản FTP

Là cổng giao tiếp để bạn truyền tải cũng như là quản lý các tệp tin và thư mục bao gồm hình ảnh, văn bản, âm thanh, video,… có trên Hosting nhưng ngoại trừ Database. Tất cả những gói Hosting bạn sử dụng có hỗ trợ phần mềm quản lý như CPanel hoặc DirectAdmin đều hỗ trợ FTP qua cổng kết nối mặc định là 21 (cổng này có thể được thay đổi nếu nhà cung cấp Hosting đổi port).

Tài khoản MySQL

Là số lượng cơ sở dữ liệu (Database) của gói dịch vụ Hosting. Thông thường các gói Host giá rẻ sẽ có MySQL là một tương ứng với một website được chạy.

Hosting ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

web hosting là gì

Để nội dung, sản phẩm,… tất cả trên website của bạn muốn đưa lên Internet đều cần phải sử dụng Web Hosting. Người dùng chỉ cần nhập URL hoặc tên miền của bạn vào trình duyệt là có thể thấy nội dung website. Bạn có thể xem qua một số tiêu chí về Hosting đối với SEO sau đây:

Tốc độ tải trang

Trang web tải chậm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến SEO. Vì vậy, việc lựa chọn một gói hosting rất quan trọng. Nếu chọn một gói hosting kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của website tải chậm. Không những ảnh hưởng đến xếp hạng mà còn mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng nếu website của bạn load quá chậm.

Bảo mật

Nếu bạn sử dụng dịch vụ Hosting của nhà cung cấp không uy tín trên thị trường, không có độ bảo mật tốt. Ảnh hưởng đến website của bạn khi sử dụng có thể bị tấn công, nhiễm những phần mềm độc hại. Mà xấu hơn còn có thể bị liệt kê vào danh sách đen (blacklist). Như vậy bạn đã đủ là hosting ảnh hưởng đến SEO như thế nào.

Nhà cung cấp cần am hiểu về SEO

Ví dụ file robot.txt là một file để giúp quản lý công cụ tìm kiếm, là nơi mà con bot Google nhận biết để đọc nội dung trên website. Nhưng nhà cung cấp không am hiểu và không có kiến thức sẽ xóa ngay file đó đi. Ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển SEO của bạn.

Website hoạt động liên tục

Nhà cung cấp có cơ sở hạ tầng mạnh sẽ bảo đảm cho website của bạn hoạt động xuyên suốt. Nếu hạ tầng yếu hoặc bị tấn công DDoS sẽ làm website của bạn chuyển sang chế độ ngoại tuyến. Ảnh hưởng đến SEO, mất traffic, mất khách hàng và nếu xảy ra thường xuyên sẽ bị Google gắn cờ, có thể bị loại bỏ khỏi công cụ tìm kiếm.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh chủ đề về Hosting là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn được những thông số cơ bản của hosting cũng như biết cách mà hosting hoạt động. Chúc bạn chọn được hosting phù hợp với nhu cầu nhé!

Tham khảo: Top 10 nhà cung cấp hosting doanh nghiệp nên tham khảo